15:49 27/05/2020 Lượt xem: 426
Nếu trước kia khi chưa có sự bùng nổ của mạng Internet, con người chỉ có thể trực tiếp mua hàng trực tiếp từ các cửa hàng vật lý thì ngày nay, việc kinh doanh của các cửa hàng bán lẻ lại trở nên tiện lợi hơn rất nhiều. Thông qua xu hướng người dùng qua các kênh website, mạng xã hội, ứng dụng trên các thiết bị công nghệ như máy tính, điện thoại, tablet, hình thức bán hàng đa kênh bắt đầu xuất hiện.
Bán hàng đa kênh hay còn gọi là OmniChannel Retailing, được xem như là mô hình kinh doanh thế hệ mới có thể đem lại trải nghiệm tối ưu cho người dùng ở khắp mọi nơi và bất cứ khi nào. Hãy tưởng tượng xem, chiếc váy xinh xắn từ doanh nghiệp của bạn không chỉ xuất hiện trên mạng xã hội Facebook người dùng trên chiếc smartphone, khi người dùng chuyển sang sử dụng Youtube, các trang web trên chiếc máy tính bảng hay laptop, chiếc váy xinh xắn ấy vẫn có cơ hội tiếp xúc với khách hàng đó.
Theo nghiên cứu của Business Insider, 46% khách hàng có xu hướng đến xem trực tiếp sản phẩm tại các cửa hàng trước khi quyết định mua hàng qua các kênh bán hàng online. Vì lẽ đó đã chứng minh được tầm quan trọng của các cửa hàng truyền thống trong việc giúp khách hàng có thể tiếp cận với sản phẩm trực tiếp, gia tăng mức độ tin tưởng và nhận được sự chăm sóc tốt hơn.
Website/App bán hàng có thể được xem như cửa hàng chính thống của các doanh nghiệp, nơi có thể tiếp cận các nguồn khách hàng không giới hạn về không gian và thời gian, và có thể lan rộng ra phạm vi quốc tế. Thêm vào đó, website/app còn giúp cho doanh nghiệp thuận lợi trong công tác quản lý, tăng uy tín và độ phổ biến thương hiệu rồi từ đó gia tăng lợi nhuận.
Ngày nay, dưới sự bùng nổ mạnh mẽ của các kênh truyền thông mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram, Zalo… thì chúng trở thành các công cụ đắc lực cho các nhà kinh doanh online
Là website thương mại điện tử cho phép các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh mua bán. Hiện nay ở Việt Nam, Shopee, Lazada, TIki là 3 sàn thương mại điện tử phổ biến nhất ở Việt Nam
1- Mở rộng nguồn khách hàng Nếu như trước kia các doanh nghiệp đa số chỉ phụ thuộc vào các cửa hàng offline hay kênh bán hàng duy nhất, ít nhiều gì thì chúng ta phải chấp nhận sự giới hạn nguồn khách hàng. Không phải doanh nghiệp nào cũng đủ khả năng có thể đáp ứng các cửa hàng vật lý trên khắp cả nước và dù có thể, cũng không đảm bảo được mặt thời gian. Cổng thanh toán thực chất là quá trình chuyển-nhận tiền giữa bên mua (khách hàng) và bên bán (doanh nghiệp, website) nhanh chóng, an toàn qua vài cái click chuột. Qua đó, cổng thanh toán trên website phải luôn kết nối sẵn và chặt chẽ với các kênh thanh toán online phổ biến (Visa/Mastercard, Credit card, Charge card,…)
Ngoài ra khi trang bị cổng thanh toán trên website, doanh nghiệp còn có thể dễ dàng quản lý các hoạt động kinh doanh dễ dàng, dễ dàng xử lý các giao dịch, kiểm soát báo cáo tài chính. Đảm bảo việc tiết kiệm thời gian, công sức cho các doanh nghiệp.
Các cửa hàng vật lý là yếu tố mà các doanh nghiệp thường nghĩ đến trong việc gia tăng độ uy tín và lợi nhuận trong kinh doanh. Tuy nhiên, việc này sẽ gặp rất nhiều rủi ro vì nếu địa bàn kinh doanh không thích hợp, quản lý lỏng lẻo, thiếu nhân lực, không thể tiếp cận được nguồn khách hàng… doanh nghiệp dễ có nguy cơ thua lỗ.
Nhiều doanh nghiệp có ý muốn mở rộng kinh doanh, gia tăng lợi nhuận độ phổ biến thương hiệu nên đã đầu tư nhiều tiền bạc, thời gian và cả nhân lực trong việc mở thêm các chi nhánh ở khắp nơi. Các khó khăn thường thấy khi doanh nghiệp mở thêm các cửa hàng chi nhánh như:
Tuy nhiên, với bán hàng đa kênh, bạn vừa tiết kiệm được chi phí, nhân lực cho các vấn đề nói trên mà còn đảm bảo cho bạn việc tiếp cận khách hàng ở mọi miền Tổ quốc.
Có thể nói rằng, ngày nay Omnichannel marketing hay tiếp thị đa kênh là khái niệm phổ biến và trở thành kim chỉ nam hoạt động đối với các nhà kinh doanh. Bằng việc kết nối các kênh khác nhau (social media; apps; website…) theo một cách nhất quán các doanh nghiệp có thể xem đây là phương thức marketing hiệu quả nhất để gia tăng mức độ phổ biến và tối ưu hóa lợi nhuận.
Tiếp thị đa kênh có vai trò như chiếc la bàn, vừa giúp doanh nghiệp định hướng được các kế hoạch kinh doanh thích hợp vừa đảm bảo được độ nắm bắt chính xác trong tâm lý mua hàng của khách.
Ví dụ trong quá trình mua chiếc điện thoại di động, các doanh nghiệp đầu tiên sử dụng phương pháp truyền thống như tờ rơi, báo tiếp thị. Tiếp đó, khách hàng lướt facebook, doanh nghiệp lại giúp khách hàng nhớ về chiếc điện thoại đó một lần nữa thông qua quảng cáo. Khi họ chuyển qua xem video trên Youtube, quảng cáo trên Youtube nhắc họ nhớ về nó một lần nữa. Tiếp đến, khách hàng tò mò sẽ vào website của doanh nghiệp để tìm hiểu về thông tin sản phẩm hoặc dịch vụ, nếu ổn thỏa, khách hàng sẽ đến cửa hàng trực tiếp mua sản phẩm. Dù quá trình diễn ra khá dài và phức tạp, tuy nhiên lợi ích của nó đáng để các doanh nghiệp lưu ý.
Quá trình mua hàng của bất kì người khách nào cũng bao gồm các yếu tố chính: quá trình tiếp xúc, quá trình gợi nhớ, quá trình tìm hiểu thông tin, quá trình tư vấn, chăm sóc khách hàng, quá trình mua sản phẩm của một khách hàng với doanh nghiệp. Tối ưu hóa trải nghiệm này chính là sự hài hòa và tương hợp cho các quá trình này đối với khách hàng.
Vì lý do đó, bán hàng đa kênh là sự lựa chọn hoàn hảo nhất cho các doanh nghiệp nếu muốn đem lại độ hài lòng chuẩn mực cho khách hàng. Không chỉ việc tiếp cận sản phẩm, dịch vụ không bị giới hạn về không gian, thời gian; khách hàng còn có thể trải nghiệm được sự tiện lợi và nhất quán trên nhiều kênh và thiết bị khác nhau. Điều cần thiết là các doanh nghiệp cần có sự khảo sát mức độ yêu thích và tần suất sử dụng của các kênh bán hàng, theo dõi insights của khách hàng để nắm bắt sở thích của họ là các yếu tố quan trọng để doanh nghiệp lựa chọn đúng đắn các kênh bán hàng. Sau khi lựa chọn các kênh bán hàng, doanh nghiệp cần phải có các chính sách hợp lý, thích hợp với hướng phát triển của mình.
Showrooming là hành vi của người tiêu dùng khi đến cửa hàng offline để kiểm tra sản phẩm nhưng sau đó lại mua hàng tại các trang trực tuyến. Nói tóm lại, các cửa hàng offline sẽ đóng vai trò như một nơi trưng bày giúp cho khách hàng có cơ sở để mua hàng online.